Tại Sao Chúng Ta Cần Sự Cứu Rỗi?

Để nhận biết được chúng ta cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chúng ta cần nhận biết hiện trạng tội lỗi không thể tự thoát của chính mình. Chúng ta sẽ tìm hiểu tội là gì? Hậu quả của tội lỗi là gì? Và cuối cùng là câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta hay một cách cá nhân hơn, tại sao tôi cần được cứu?

Tội lỗi là gì?

Đức Chúa Giê-su Christ đã nói, “Khốn-nạn cho thế-gian vì sự gây nên phạm tội! Vì sự gây nên phạm tội phải có; song khốn-nạn thay cho ai là kẻ gây nên phạm tội!” Ma-thi-ơ 18:7. Điều này có nghĩa là tội lỗi luôn tồn tại trong thế gian vì con người thường xuyên phạm tội. Vì cớ yếu tố phạm tội vẫn còn tồn tại, đó chính là con người. Vậy vì sao có tội lỗi? Chính xác thì tội lỗi là gì?

Để hiểu tội lỗi xuất hiện như thế nào, chúng ta cần xem xét bốn yếu tố quan trọng: Đấng Tạo Hóa, luật pháp của Đức Chúa Trời, sự hiểu biết về luật pháp, và ý chí tự do của con người.

Để cho tội lỗi có thể xuất hiện cần có bốn yếu tố then chốt. Nhưng kể cả có bốn yếu tố này chỉ nói lên được là tội lỗi có thể hoặc không xuất hiện trên thế gian. Vì cớ một trong bốn yếu tố là yếu tố quyết định và chi phối sự xuất hiện tội lỗi. Hãy xem xét bốn yếu mệnh đề của tội lỗi: Đấng Tạo Hóa, luật pháp của Đức Chúa Trời, sự nhận biết hay hiểu biết luật pháp, và ý chí tự do.

  • Đấng Tạo Hóa

Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, đã tạo ra mọi thứ trên thế gian. Sự hiện diện của Ngài và các luật lệ của Ngài làm cho tội lỗi trở nên có thể, nhưng Ngài không phải là nguyên nhân gây ra tội lỗi. Chính sự tồn tại của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa gián tiếp làm cho tội lỗi trở nên khả thi trên thế gian.

Dầu vậy hay nhận biết rắng chính sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa không phải là nguồn và nguyên nhân gây ra tội lỗi. Như Gia-cơ có chép (1:13-15), “Chớ có ai đương bị cám-dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám-dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám-dỗ được, và chính Ngài cũng không cám-dỗ ai. Nhưng mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình. Đoạn, lòng tư-dục cưu-mang, sanh ra tội-ác; tội-ác đã trọn, sanh ra sự chết.”

Tuy Đức Chúa Trời không phải là nguồn của tội lỗi, nhưng Ngài đã tạo dựng một thế giới mà sự nhận biết về Ngài và Luật Pháp của Đức Chúa Trời liên quan gián tiếp đến sự xuất hiện của tội lỗi.

  • Luật Pháp của Đức Chúa Trời

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng thế gian này và ban cho loài người quyền cai trị muôn vật, Ngài đã phán dạy loài người phân biệt đúng sai, hay còn gọi là luật đạo đức. Luật pháp của Đức Chúa Trời không hơn không kém chính là sự phản ảnh bản chất thánh khiết công bình của chính Ngài. Do đó có luật pháp xuất hiện trên đất. Khi có Đấng Tạo Hóa hay Đấng Lập Luật thì hiển nhiên có sự tồn tại của luật pháp của Đấng Tạo Hóa. Nhưng hai yếu tốt này, luật pháp và Đức Chúa Trời, không khiến tội lỗi xuất hiện. Ngược lại hai yếu tồ này đòi hỏi phải có sự xuất hiện của sự hiểu biết luật pháp và ý chí tự do lựa chọn đúng sai.

  • Sự Hiểu Biết Luật Pháp

Luật pháp của Đức Chúa Trời sẽ trở nên vô ích nếu thiếu đi sự không hiểu biết luật pháp. Điều này không có nghĩa là luật pháp đó bị vô hiệu, như có câu nói rằng “kẻ không biết thì không có tội.” Có thể một người không biết là nấm có độc, nhưng nếu ăn phải nấm có độc thì vì sự thiếu hiểu biết mà nấm độc mất tác dụng. Một người có thể nói mình làm điều đó vì sự dại dột và thiếu hiểu biết của mình, nhưng nó vẫn không loại trừ hậu quả việc dại dột đó. Do đó việc nhận biết luật pháp của Đức Chúa Trời là điều tất yếu để mỗi một người có thể có mối quan hệ mật thiết và đúng đắn với Đức Chúa Trời và với lẫn nhau.

Về sự nhận biết luật pháp Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô cho biết ít nhất có hai cách tiếp cận hay nhận biết luật pháp của Đức Chúa Trời. Thứ nhất, sự nhận biết luật đạo đức bẩm sinh hay được tích hợp vào hình ảnh của Đức Chúa Trời khi con người được tạo dựng. Thứ hai, là luật pháp cụ thể được bày tỏ qua lời phán cụ thể như dân Do Thái có mười điều răn. Xem Rô-ma 1-2.

Với sự nhận biết luật pháp từ trong lòng mà một người có thể chọn vâng phục Đức Chúa Trời hay chống nghịch Đức Chúa Trời thông qua việc bất tuân luật pháp. Như vậy có cả ba yếu tố: Đấng Tạo Hóa, luật pháp, và sự hiểu biết luật pháp cũng không làm cho tội lỗi xuất hiện.

  • Ý Chí Tự Do – Quyền Lựa Chọn Của Loài Người

Nếu không có ý chí tự do của con người mà tội lỗi vẫn tồn tại thì hiển nhiên, Đức Chúa Trời phại bi quy cho là nguyên nhân chính. Nhưng Đức Chúa Trời không tạo dựng một thế giới không có ý chí tự do, mà ngược lại. Sứ đồ Giăng nói về yếu tố chi phối sự hiện diện của tội lỗi, “Còn ai phạm tội tức là trái luật-pháp; và sự tội-lỗi tức là sự trái luật-pháp” (3:4).

Với câu nói của Giăng chỉ ra rằng không phải ai cũng là người phạm tội, nhưng chỉ có người làm trái luật pháp. Điều này cho thấy bởi ý chí tự do mà một người trở thành tội nhân hay không. Từ đó tội lỗi xuất hiện vì cớ lối sông không theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Vậy tỗi lỗi là sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời một cách tự nguyện.

Có người sẽ nói, tôi bị xui khiến chọn điều đó. Không ai bị xui khiến cả vì phải có sự hiểu biết và lựa chọn thì mới trở thành tội nhân. Tuy nhiên, cần phải biết rằng kể cả có ý chí tự do thì tỗi phải cũng không phải là bị buộc phải xuất hiện. Vì lý do mang tính chất quyết định chính là quyền lựa chọn. Giả sử hai người đầu tiên đã chọn không phạm tội, thì tội lỗi đã không xuất hiện. Mặc cho hội đủ cả bốn yếu tố cần thiết đó.

Như vậy, một người chọn phạm tội và từ đó trở thành tội nhân chống nghịch Đức Chúa Trời. Vậy thì hậu quả của tội lỗi là gì?

Hậu Quả Của Tội Lỗi Là Gì?

Trọng tâm trong sự tạo dựng loài người là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Do đó loài người có mối quan hệ đặc biết chính Đấng Tạo ra mình so với các vật thọ tạo khác.

Từ đây cho thấy khi phạm tội loài người đã đánh mất sự vinh hiển mà vốn phụ thuộc vào chính Đấng Vinh Hiển. Nói cách khác phạm tội gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng là sự chết thuộc linh, đánh mất mối quan hệ, và cách xa sự sống của Đức Chúa Trời. Cuối cùng dẫn đến việc bị phán xét chịu sự hình phạt đời đời trong hồ lửa (Khải Huyền 20:11-14). Hậu quả này không phải do Đức Chúa Trời xui khiến, nhưng do chúng ta chọn lấy.

Tại Sao Tôi Cần Được Cứu?

Một người sẽ không hỏi câu này nếu không nhận biết tội lỗi là gì và phương cách cứu rỗi. Như trên đã chỉ ra tội là gì? Vậy liệu một người tự cứu mình khỏi tội được không? Câu trả lời hiển nhiên là không!

Vấn đề của luật pháp và sự hiểu biết luật pháp là mọi hệ thống luật pháp điều có điểm chung là chỉ ra vi phạm và lên án vi phạm đó. Nói cách khác mọi người đều được tạo dựng một cách công bình, hoàn hảo, và trong sạch 100%. Cho đến khi một người chọn vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và như thế ở dưới mức hoàn hảo (100%). Do đó bị phán xét và kết án cho một hay nhiều lỗi của chính mình.

Ở đây sẽ không cái gọi là quy luật bù trừ. Nói theo cách loài người, một người sống 50 năm không vi phạm bất cứ luật nào cho đến khi người đó giết người. Vậy, luật pháp có vì 50 năm công bình trước đó mà tha hay bỏ qua cho người đó mà không lên án và hết án người đó chăng.

Sự chết của loài người là minh chứng rõ nhất cho thấy không ai có thể tự chuộc tội cho mình. Như có chép rằng, “Cho nên, như bởi một người mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội…” Rô-ma 5:12.

Hãy để ý câu nói của sứ đồ Phao-lô, “sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội…” mọi người chết vì tội lỗi của chính mình họ!

Vậy đến đây chí ít, bạn cũng nhận biết là tình trạng nguy nan của mình cần sự cứu rỗi. Hiển nhiên, bạn không thể tự cứu lấy mình. Vậy nếu bạn cần được cứu hãy nhận Đức Chúa Trời đã hoàn thành chương trình hay kết hoạch cứu rỗi của Ngài thông qua Đức Chúa Giê-su Christ như thế nào? Và bạn được cứu như thế nào?

Kết Luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tội lỗi, hậu quả của tội lỗi và lý do tại sao chúng ta cần sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời. Tội lỗi không chỉ đơn giản là vi phạm các luật lệ, mà là một sự vi phạm tự nguyện và nghiêm trọng chống lại luật pháp thánh khiết của Đức Chúa Trời. Hậu quả của tội lỗi là sự xa cách vĩnh viễn với Ngài và sự trừng phạt đời đời.

Sự cứu rỗi là cần thiết vì tự chúng ta không thể thoát khỏi tình trạng tội lỗi của mình. Đức Chúa Trời, qua Đức Chúa Giê-su Christ, đã chuẩn bị một con đường cứu rỗi để chúng ta có thể trở về với Ngài và nhận được sự sống đời đời. Nhận biết tình trạng tội lỗi của mình và chấp nhận sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời là bước quan trọng nhất để có một mối quan hệ mới và sống động với Ngài.

Nếu bạn chưa bao giờ suy nghĩ về sự cứu rỗi hoặc cảm thấy mình cần được cứu, hãy tìm hiểu thêm về Đức Chúa Giê-su Christ và những gì Ngài đã làm cho bạn. Hãy cầu nguyện và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời qua lời Kinh Thánh để bạn có thể hiểu rõ hơn về tình yêu và ân điển của Ngài.

Câu Chuyện Từ Kinh Thánh

Hy vọng sự suy ngẫm câu chuyện sau đây giúp ích cho bạn suy nghĩ về tình yêu của Đức Chúa Trời và sự tha thứ của Ngài từ Lu-ca 15.

Hết thảy các người thâu thuế và người có tội đến gần Đức Chúa Jêsus đặng nghe Ngài giảng. 2Các người Pha-ri-si và các thầy thông-giáo lằm-bằm mà nói rằng: Người nầy tiếp những kẻ tội-lỗi, và cùng ăn với họ!

3Ngài bèn phán cho họ lời thí-dụ nầy: 4Trong các ngươi ai là người có một trăm con chiên, nếu mất một con, mà không để chín mươi chín con nơi đồng vắng, đặng đi tìm con đã mất cho kỳ được sao? 5Khi đã kiếm được, thì vui-mừng vác nó lên vai; 6đoạn, về đến nhà, kêu bạn-hữu và kẻ lân-cận, mà rằng: Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được con chiên bị mất. 7Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui-mừng cho một kẻ có tội ăn-năn hơn là chín mươi chín kẻ công-bình không cần phải ăn-năn.

8Hay là, có người đàn-bà nào có mười đồng bạc, mất một đồng, mà không thắp đèn, quét nhà, kiếm kỹ-càng cho kỳ được sao? 9Khi tìm được rồi, gọi bầu-bạn và người lân-cận mình, mà rằng: Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được đồng bạc bị mất. 10Ta nói cùng các ngươi, trước mặt thiên-sứ của Đức Chúa Trời cũng như vậy, sẽ mừng-rỡ cho một kẻ có tội ăn-năn.

11Ngài lại phán rằng: Một người kia có hai con trai. 12Người em nói với cha rằng: Thưa cha, xin chia cho tôi phần của mà tôi sẽ được. Người cha liền chia của mình cho hai con. 13Cách ít ngày, người em tóm thâu hết, đi phương xa, ở đó, ăn chơi hoang-đàng, tiêu sạch gia-tài mình. 14Khi đã xài hết của rồi, trong xứ xảy có cơn đói lớn; nó mới bị nghèo thiếu, 15bèn đi làm mướn cho một người bổn-xứ, thì họ sai ra đồng chăn heo. 16Nó muốn lấy vỏ đậu của heo ăn mà ăn cho no, nhưng chẳng ai cho.

17Vậy nó mới tỉnh-ngộ, mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư-dật, mà ta đây phải chết đói! 18Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với trời và với cha, 19không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy.

20Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương-xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn. 21Con thưa cùng cha rằng: Cha ơi, tôi đã đặng tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con của cha nữa. 22Nhưng người cha bảo đầy-tớ rằng: Hãy mau mau lấy áo tốt nhứt mặc cho nó; đeo nhẫn vào ngón tay, mang giày vào chân. 23Hãy bắt bò con mập làm thịt đi. Chúng ta hãy ăn mừng, 24vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được. Đoạn, họ khởi-sự vui-mừng.

25Vả, con trai cả đương ở ngoài đồng. Khi trở về gần đến nhà, nghe tiếng đàn ca nhảy múa, 26bèn gọi một đầy-tớ mà hỏi cớ gì. 27Đầy-tớ thưa rằng: Em cậu bây giờ trở về, nên cha cậu đã làm thịt bò con mập, vì thấy em về được mạnh-khoẻ. 28Con cả liền nổi giận, không muốn vào nhà. Vậy cha nó ra khuyên nó vào. 29Nhưng nó thưa cha rằng: Nầy, tôi giúp việc cha đã bấy nhiêu năm, chưa từng trái phép, mà cha chẳng hề cho tôi một con dê con đặng ăn chơi với bạn-hữu tôi. 30Nhưng nay con của cha kia, là đứa đã ăn hết gia-tài cha với phường điếm-đĩ rồi trở về, thì cha vì nó làm thịt bò con mập! 31Người cha nói rằng: Con ơi, con ở cùng cha luôn, hết thảy của cha là của con. 32Nhưng thật nên dọn tiệc và vui-mừng, vì em con đây đã chết mà lại sống, đã mất mà lại thấy được.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top